Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Câu chuyện Nauy


Đất nước Na Uy.
Na Uy là một nước quân chủ lập hiến. Dân số 4,5 triệu. Vua đại diện và biểu tượng cho uy quyền tối cao của quốc gia. Nhà vua không tham chính. Na Uy là thành viên khối NATO nhưng không gia nhập Liên minh Âu Châu, EU. Chính phủ Na Uy hiện nay điều hành bởi Thủ tướng Jens Stoltenberg. Đây là nội các thứ ba của ông (nhiệm kỳ 2009-2013), gồm liên minh của 3 đảng Lao động (AP), Xã hội cánh Tả (SV) và Trung tâm (SP, thường đuợc hiểu là đảng của giới nông dân). Do đó, báo chí thường gọi là chính phủ Đỏ-Xanh (xanh lá cây, red-green government).
SotaydulichSotayDulichKhamphaKhamPhaBuiAlesundThanhphodepnhatNaUy
                            Ngọn đèn biển Alnes
Nội các của Thủ tướng Jens Stoltenberg gồm 20 bộ, chia đều 10 phái nam và 10 nữ. Cao tuổi nhất 68 và trẻ nhất 33.
Năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử Na Uy, phụ nữ chiếm đa số trong nội các Chính phủ, 10 trên 19 (Nội các Jens Stoltenberg 2005-2009).
Điều thú vị thứ nhất là không có ai có bằng Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ (nữ), hơn 2/3 Cử nhân và 2 Bộ trưởng bậc phổ thông trung học, 2 Bộ trưởng chưa xong đại học, chỉ có vài chứng chỉ vắt vai.
Điều thú vị thứ hai là Bộ trưởng Quốc phòng lại giao cho phái nữ, bà Grete Faremo, nguyên là một Luật sư. Nhiệm kỳ trước, cũng nội các Jens Stoltenberg, tiền nhiệm Bộ này cũng do phái nữ. Bà Anne-Grete Strøm-Erichsen, nguyên là Kỹ sư vi tính, hiện nay chuyển sang Bộ Y tế và An sinh.
Điều thú vị thứ ba về ông Bộ trưởng Bộ Viện trợ và Môi trường, Erik Solhiem, năm nay 55 tuổi. Ông Erik đã từng là Chủ tịch đảng SV năm 32 tuỗi (1987). Hình ảnh ấn tượng về ông Erik là sự đơn giản chân phương. Lưng đeo ba lô, tay trái đẩy xe em bé phía trước, tay phải dắt con, trên đường về từ nhà trẻ, vừa đi vừa trả lời phỏng vấn báo chí đài truyền hình. Ông Erik đã từng là Bộ trưởng Viện trợ và Phát triển quốc tế qua nhiều nội các. Ông Erik ăn mặc đơn giản, ít khi diện complet cravat như trong Hội nghị thế giới về khí hậu Copenhagen vừa qua.
Điều lý thú thứ tư, Bộ trưởng Tài chính, ông Sigbjørn Johnsen, năm nay 60. Năm 1990, lúc đó 40 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Tài chính trong nội các của bà Gro Harlem. Ông Sigbjørn chỉ có trung cấp tài chính-kế toán.
Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ trước là bà Kristin Halvorsen, 50 tuổi, có vài chứng chỉ về sư phạm xã hội và phạm tội học, chưa có văn bằng tốt nghiệp đại học. Hiện nay, bà Kristin nắm giữ Bộ Trung Tiểu học và Tay nghề (dịch đúng từ, là bộ Kiến thức, gồm bậc mẫu giáo, trung tiểu học và giáo dục tay nghề chuyên môn). Bộ này là phần tách ra từ Bộ Giáo dục trước đây. Bà là Chủ tịch Đảng Xã hội cánh Tả (SV), từ khi 37 tuổi.
Hiện nay có 2 bộ phụ trách về giáo dục. Bộ Trung Tiểu học & Tay nghề và Bộ Đại học và Nghiên cứu.
Bộ Đại học và Nghiên cứu cũng do phái nữ, bà Tora Aasland, có bằng Cử nhân xã hội học, từng là Phó chủ tịch QH năm 47 tuổi. Bà Tora là người lớn tuổi nhất nội các hiện nay, sinh năm 1942, trong khi Bộ trưởng trẻ nhất là Audun Lysbakken, 33 tuổi. Ông Audun Lysbakken được bầu vào QH khi mới có 24 tuổi (2001).
Bộ Công thương do ông Trond Giske, 44 tuổi, đã từng là Bộ truởng Văn hóa & Giáo dục dưới nội các của Chính phủ Jens Stoltenberg (nhiệm kỳ 2000-2001), khi mới có 34 tuổi. Đại biểu QH năm 31 tuổi. Có bằng Cử nhân.
Bộ Giao thông hiện nay cũng do phụ nữ nắm, bà Magnhild Kleppa, 62 tuổi. Bà Magnhild trước đây là Bộ trưởng Xã hội, năm 1997, có bằng Cao đẳng sư phạm, xuất thân từ cô giáo cấp II tỉnh lẻ.
Bộ Dầu hỏa và Năng lượng do ông Terje Riss-Johansen, 42 tuổi, đã từng làm Bộ trưởng Nông nghiệp năm 37 tuổi. Ông tốt nghiệp trung cấp nông lâm, sau đó Cao đẳng nông lâm.
Điều lý thú thứ năm. Bộ Văn hóa do bà Anniken Huitfeldt, 41 tuổi, đã là Bộ trưởng lúc 38 tuổi. Bà Annikken là một trong 4 nữ Bộ trưởng, Thứ trưởng cùng sinh con khi đang tại chức trong nội các trước của Jens Stoltenberg.
Điều lý thú thứ sáu về thủ tướng Jens Stoltenberg, 51 tuổi. Tốt nghiệp kinh tế vĩ mô Đại học Oslo. Làm Thứ trưởng Bộ Môi trường năm 31 tuổi (1990), Bộ trưởng Công nghệ và Năng lượng năm 34 tuổi (1993), ông trở thành Thủ tướng năm 2000, khi vừa bước qua tuổi tam thập nhi lập, 41 tuổi. Khi không còn làm Thủ tướng, trở về QH làm việc và với cương vị Chủ tịch đảng Lao Động (AP, đảng lớn nhất, khuynh huớng xã hội và từ sau Thế chiến thứ II, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành Na Uy thành một quốc gia có mô hình an sinh xã hội mẫu mực nhất thế giới như hiện nay), ông Jens vẫn thường đi làm bằng xe lửa, xe điện… Mùa hè có hôm ông đi xe đạp. Tôi nghĩ là không có một lô an ninh bảo vệ chạy theo như bên Mỹ.
Ông là một người có cung cách bình dân, thường xuyên tranh luận trên TV về đủ mọi đề tài, với đủ mọi giới, viết facebbook , có webside riêng http://www.jensstoltenberg.no/ .
Thủ tuớng và các Bộ trưởng thường xuyên tham dự các buổi tranh luận đa phuơng (báo chí, đảng đối lập và các tổ chức nghề nghiệp đối trọng hay giới chuyên môn) gay gắt trên TV về những vấn đề thời sự nóng bỏng. Qua thăm dò dư luận, cuộc bầu cử QH nhiệm kỳ 2009-2013 vừa qua, người ta bầu cho Đảng Lao động, đơn vị Olso nơi ông ra tranh cử, vỉ uy tín cá nhân của ông nhiều hơn là chính sách của đảng.
Tậptin:Oslofromholmenkollen.jpg
                     Oslo nhìn từ Nam Holmenkollen, trực diện Nesodden.
Đại đa số các Bộ trưởng của Na Uy khởi nghiệp chính trị từ lúc còn trẻ, thành phần ưu tú từ tổ chức thanh niên của đảng.
Na Uy có 6 đảng lớn, trong đó phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo 4 đảng.
Phần đông có kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường truớc khi làm Bộ trưởng. Vì vậy, các Bộ trưởng có khả năng đối thoại chuẩn mực, tranh luận và hòa giải rất tốt. Họ sinh hoạt và tiếp xúc với mọi giới một cách bình dân, phong cách đơn giản như trong sinh hoạt đời thường.
Điểm nổi bật họ có khuynh huớng dân chủ xã hội và công bằng xã hội qua việc điều chỉnh chính sách thuế và an sinh hàng năm. Dù không có được học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ như phần đông Bộ, Thứ trưởng Việt Nam, nhưng có có tầm suy nghĩ chiến luợc khá khôn ngoan về phát triển đất nước và ổn định “xã hội an sinh”, vốn là một gánh nặng chi phí công, dù chỉ có 4,5 triệu dân. 
Na Uy là một nuớc sản xuất dầu khí khoảng gần 40 năm trở lại đây, đi trước VN khoảng vài năm. Ngân sách hàng năm tùy thuộc vào các khoản thu từ hoạt động dầu khi chiếm khoảng 30 % và tổng sản lượng quốc gia trên 35%. Hoạt đông dầu khí có một số nét nổi bật: huy động vốn đầu tư rất lớn, trình độ khoa học kỹ thuật rất cao, giá dầu thường xuyên bất ổn và tài nguyên cạn kiệt sau khi khai thác. Để giải quyết hai vấn nạn sau, họ hình thành những hướng đi sau đây.
Duy trì mức hoạt động thăm dò, phát triển mỏ và sản xuất dầu khí ở mức độ vừa phải, để có “của hồi môn” dành cho thế hệ mai sau. Tiềm năng dầu khí của Na Uy hiện nay còn rất lớn.
Mười mấy năm trở lại đây, cán cân thương mại quốc tế của Na Uy bội thu. Ngoài khoản thuế từ dầu khí (thí dụ năm 2008, chiếm 57% thu về cho ngân sách là 245 tỷ đồng norsk kroner (NOK), tương đuơng 40 tỷ USD, nhà nuớc còn tham gia vốn trực tiếp (the Stat’s direct financial interest, SDFI, thiết lập vào năm 1985) vào hoạt động dầu khí. Sự tham gia trực tiếp đã mang lại một khoản thu khổng lồ nữa, gọi là “lãi dầu khí”. Nhà nuớc Na Uy không đụng đến cái khoản lãi này, mà họ tung ra đầu tư trên thị trường tài chính thế giới. Xin nói thêm, tỷ lệ thất nghiệp tại Na Uy thấp, duy trì dưới 1%. Tình hình nhân dụng gần như bão hòa và cơ cấu ngành nghề cân đối, không thể dùng nó vào tái đầu tư nội địa.
Họ lập ra một ủy ban chuyên trách “cái quỹ” này. Truớc đây gọi là Quỹ Dầu khí, Petroleum fund, bây giờ gọi là Pension fund, Quỹ Hưu bổng-Nước ngoài (để phân biệt Quỹ Hưu bổng nội địa), cho hợp với thông lệ tài chính quốc tế. Có mấy lý do chính khi lập ra cái Quỹ này.
Tiền thu về từ hoạt động dầu khí không thuộc riêng về thế hệ hiên tại, mà thuộc về nhiều thế hệ mai sau. Thế hệ cha anh có trách nhiệm quản lý “cái đồng tiền từ vàng đen”cho thế hệ mai sau vì tài nguyên quốc gia dần dần thu hẹp do việc khai thác. Quỹ Dầu khí được hiểu như một hầu bao an toàn, bảo đảm duy trì xã hội an sinh (welfare society) và ổn định đời sống kinh tế quốc gia khi mà giá dầu khí xuống quá thấp như đã từng xảy ra.
Năm 1996, Na Uy lập ra Quỹ Dầu khí. Lúc đó, giá trị chia cho mỗi người dân đuợc 10.000 NOK (tương đuơng 1.700 USD) với dân số 4.5 triệu.
Sau 10 năm, giá trị Quỹ lên đến 1.660 tỷ NOK, vị chi 360 000 NOK đầu người (tương đương 60 000 USD). Thời điểm này, giá trị Quỹ Hưu bổng-Nuớc ngoài của Na Uy lớn nhất Âu Châu và Mỹ, vượt qua Quỹ Hưu bổng ABP dành cho giáo chức & công chức của Hà Lan và Quỹ Hưu bổng dành cho công chức tiểu bang California, Mỹ, theo báo cáo của công ty tư vấn Watson Wyatt, London, Anh Quốc. Giá trị Quỹ Hưu bổng dành cho công chức của Nhật được đánh giá là lớn nhất thế giới, 7 000 tỷ NOK (khoảng 1.116 tỷ USD) nhưng nếu tính theo đầu người, Na Uy vẫn cao hơn.
Dự báo vào cuối năm 2009, giá trị tăng lên đến 3.000 tỷ NOK (= 500 tỷ USD), trong đó, chỉ riêng năm nay, quỹ mang lại lợi nhuận là 529 tỷ NOK (= 88 tỷ USD). Giá trị Quỹ chia đầu người là 670.000 NOK (= 110.000 USD).
Hiện nay, tại Việt Nam đang bàn tới việc lập Quỹ Bình ổn lúa gạo. Đây là một chiến luợc khôn ngoan, cần thiết cho một nuớc xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới.
Truớc khi chấm dứt bài viết, tôi xin phép đuợc tản mạn hai câu chuyện duới đây, tuởng chừng rời rạc và nghịch lý nhưng thực ra là một.
Câu chuyện thứ nhất. Thực ra, cũng có Bộ trưởng có học vị Tiến sĩ trong nội các trước đây không lâu. Ông tên Victor D. Norman, sinh năm 1946. Tốt nghiệp BA ưu hạng và MA đại học Yale cùng năm 1969. Ông lấy Ph.D. tại Massachusetts Institute of Technology năm 26 tuổi (1972). Ông là một Giáo sư kinh tế danh tiếng và nguyên là Hiệu trưởng một trường kinh tế cũng danh tiếng nhất Na Uy. Ông là tác giả nhiều tài liệu giá trị và sách vở về kinh tế. Chưa từng tham gia nghị trường. Ông phụ trách Bộ Lao động nhưng điều hành không nổi bật như ông dạy học. Ông xin từ chức giữa nhiệm kỳ vì một chuyện cỏn con. Số là, ông quên hẳn bài học Tài chính công nhập môn. Dư luận báo chí và phe đối lập phê phán văn phòng Bộ của ông chi tiêu hoang phí. Hóa đơn dành cho tiếp tân, ăn uống đắt tiền tại các nhà hàng sang trọng quá mức, trong khi chi phí tiếp tân bộ Ngoại giao chỉ bằng 20%. Thêm một “tai nạn” nhỏ khác, có bé xé ra to. Thú tiêu khiển của ông là chơi đàn piano. Nhà của ông ở thành phố khác, khi lên Oslo làm việc, ông muốn có 1 cây đàn piano. Thì mua, tiền ngân sách, tiêu chuẩn dành cho Bộ trưởng. Nhà công sở và đồ đạc trong nhà thuộc về công sở, đàn piano cũng chẳng thuộc về cá nhân ông. Bộ trưởng này đi thì nhiệm kỳ khác, Bộ trưởng khác hưởng thôi. Họa vô đơn chí, báo chí và phe đối lập lại đè ông ra “cạo”. Sự nghiệp chính trị của ông gãy cánh giữa đuờng. Ở khu vực kinh tế tư nhân, chuyện ăn uống, tiếp tân sang trọng hay piano thì chẳng có vần đề. Của đáng tội, tiền ngân sách nhà nuớc là tiền thuế của dân.
Câu chuyên thứ hai, kể về một ông Bộ trưởng mà tôi có cơ may để ý. Câu chuyện có vẻ vụn vặt.
Ông Bộ trưởng này từng nắm Bộ Tài chính (1986), rồi Bộ Nội vụ (1992). Ông Gunnar Berge. Nay ông đã về hưu rồi, năm nay chẵn 70. Đây là những bộ “nặng ký” nhưng ông ấy chỉ học đến thợ. Thợ hàn. Hành nghề hẳn hoi từ năm 17 tuổi đến 26 tuổi (1957-1966). Mới 17 tuổi mà đã đi “học” làm thợ, có lẽ ông ấy chưa tốt nghiệp trung học phổ thông đâu. Ấy là tôi đoán mò như thế vì truớc năm 1990, trẻ em Na Uy 7 tuổi bắt đầu lớp 1, hệ 12 năm. Từ năm 1967, ông hoạt động toàn thời trong phong trào nghiệp đoàn và chính trị cho Đảng Lao động (AP) tại địa phương. Ông được bầu vào QH năm 1969, lúc đấy 29 tuổi. Ông Gunnar đuợc đánh giá là thành công và đuợc kính nể của chính giới. Làm phát ngôn viên chính thức của đảng về chính sách tài chính, ông Gunnar có ảnh huởng khá mạnh trong Đảng Lao động, cánh tay phải của bà Thủ tướng Gro Harlem.
Khoảng đầu những năm 1990, thỉnh thoảng tôi có đi chung chuyến bay. Vì ông ở cùng một tỉnh lẻ và tôi có công việc tại Oslo. Đầu tuần “bay” lên Thủ đô. Thứ sáu, cuối tuần “bay” về. Tôi thấy ông đứng xếp hàng phía sau truớc gate để chờ vào máy bay như mọi người. Cung cách bình thường, không thấy dáng vẻ một quan chức cao cấp đi công tác. Sở dĩ tôi để ý đến ông vì thấy khuôn mặt quen xuất hiện thuờng xuyên trên TV. Dạo đó, Na Uy hủy bỏ ghế business cho tất cả chuyến bay nội địa, ai lên trước chọn trước, chứ không phân số ghế như bây giờ. Tôi thấy ông bao giờ cũng ngồi hàng ghế sau và là một trong những hành khách ra sau cùng. Có hôm thấy vợ ông ấy ra đón. Nhiều lần ông ấy đón xe bus về. Rất hiếm đi taxi. Thỉnh thoảng cuối tuần gặp ông trong cùng siêu thị. Ông ấy cũng đẩy xe ngó ngó, xem xem, chọn chọn các món hàng, tay thì cầm tờ giấy listing các món hàng (chắc vợ ông dặn mua như phần đông đàn ông khi đi chợ một mình). Sau một thời gian ông tuyên bố rũ áo từ quan, bỏ chốn kinh kỳ hoành tráng về tỉnh nhà vì muốn dành nhiều thời gian gần gũi gia đình. Ông được chỉ định làm TGĐ Tổng Nha Dầu Khí (NPD). Cơ quan NPD đóng tại tỉnh nhà. Ông còn kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Phát Giải Hòa bình Nobel. Ông đã trao giải Hòa bình Nobel cho TT Hàn Quốc Kim Đại Trọng năm 2000, TTK LHQ, ông Kofi Annen và chủ tịch ĐHĐ LHQ, ông Han Seung-soo năm 2001 và cựu TT Mỹ Jimmy Carter năm 2002. Thỉnh thoảng có việc đến NPD, tôi thấy ông đứng sắp hàng vào cantin ăn trưa, tự chọn thức ăn, tự lấy café, sữa, trả tiền…rồi bưng khay tìm ghế trống …rồi tự kéo nghế và rồi tự dọn khay….bình thuờng. Tại Na Uy, ai cũng như ai, về khoản này. Năm 2007, ông về hưu, dù ông có thế làm việc đến 70 (độ tuổi 62 có thể về hưu). Vài năm gần đây, xuân thu nhị kỳ, tôi bất chợt nhận ra ông Gunnar trong siêu thị, cũng vẫn đẩy xe ngó ngó, xem xem, chọn chọn các món hàng nhưng với động tác chậm rãi hơn.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Mùa lễ Vu-Lan: 8 câu nói dối trong đời của Mẹ

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con.Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ.

Đọc và cùng suy ngẫm nhé!

Con trai, con gái khác nhau chỗ nào :D


1/ Khi có một con búp bê trong tay, con gái sẽ thay cho đồ cho nó 20 lần mỗi ngày, còn con trai sẽ bẻ tay, bẻ chân và đầu của con búp bê ấy


2/ Khi đi xe máy, con gái sẽ đi từ từ, chậm rãi, còn con trai sẽ đi hết ga hết số.

3/ Con gái thich suy nghĩ vẫn vơ, mơ mộng còn con trai cho rằng đó là việc làm nhảm nhí.

4/ Phòng của con gái thỳ luôn sạch sẽ, thơm tho, còn con trai thỳ…quần một nơi, áo một chỗ

5/ Khi gặp 1 anh chàng đẹp trai, con gái sẽ hết lòng khen ngợi còn con trai sẽ cho rằng thèng đó trông… “cũng được”.

6/ Khi bị người iu jận, con trai sẽ xin lỗi người iu của mình nhìu nhìu còn con gái sẽ giải quyết bằng cách “thi xem ai jận lâu hơn”.

7/ Một ngày sau khi thức dậy, con gái sẽ đứng trước gương và ngắm nghía mình trên dưới 10 lần, còn con trai chỉ đứng trước gương khi có dịp wan trọng nào đó.

8/ Măm măm vặt là tính cách của con gái và măm măm nhìu là tính cách của con trai.

9/ Khi xem 1 bộ phim cảm động, thỳ con gái sẽ khóc sướt mướt còn con trai sẽ cười khà khà từ đầu cho đến hết bộ phim.

10/ Khi lỡ hẹn, con gái sẽ nói rõ lí do còn con trai sẽ biện hộ cho mình bằng các lí do vớ vẩn.

11/ Một ngày con gái ngồi trước máy tính nhìu 
nhất là 5 tiếng đồng hồ, còn con trai sẽ sẵn sàng bỏ ăn để ngồi trước máy tính.

12/ con trai luôn muốn mình là người đầu tiên của con gái và kon gái luôn muốn mình là người cuối cùng của con trai.

13/ Trong một ngày nghĩ, con gái có thể dành hết một ngày cho Shopping và con trai sẽ dành hết ngày cho việc ngủ và online.

14/ Lấy Chồng càng sớm càng tốt là việc của con gái còn lấy Vợ càng muộn càng tốt là việc của con trai.

15/ con gái sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của con trai nhưng kon trai sẽ luôn để bụng những lỗi lầm của con gái.

16/ Một ngày con gái sẽ tắm ít nhất là 2lần còn con trai sẽ tắm 1 lần/ngày.

17/ con gái thich những bộ phim nhẹ nhàng, tình cảm, còn kinh dị và đấm đá làm bọn con trai không thể chớp mắt.

18/ con gái thich ngắm sao vào ban đêm và trong lúc đoá thỳ con trai lại đang khò khò.

19/ con gái thich được tặng hoa hay gấu bông trong khi đó con trai lại muốn những sợi dây “cỡ bự” hay quần áo gì đó.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Lời kêu gọi toàn quốc chém gió

Hỡi đồng bào toàn quốc!
Hỡi những con người Việt Nam yêu nước!
Hỡi những chuyên gia chém gió!
Hỡi những ai là con cháu của dòng giống Lạc Hồng!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, lũ Tàu cựa càng làm tới, vì chúng quyết tâm cướp Hoàng Sa rồi Trường Sa và cả đất nước chúng ta!

Không! Chúng ta quyết một ăn hai thua, nếu lũ Tàu là người thì nên dứng đó, nếu chúng là chó, thì chúng sẽ chịu khó nhào vô la liếm, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi những chuyên gia chém gió!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì trai hay gái hay gay hay les, bất kì người già trẻ lớn bé, từ bà già chống gậy baton, đến những thằng nhóc tì lon ton trên phố, đến những thằng đàn bà cố tập dưỡng sinh, đến những người bị HIV đinh ninh mình vẫn sẽ sống, đến những bác kĩ sư chết cóng ở Siberi, đến những vị sư từ bi nơi cửa Phật. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chém gió để cho lũ Tàu khựa hoảng hồn kinh vía mà bỏ chạy. Hoàng Sa là của Việt Nam, Trường Sa cũng là của Việt Nam. Trung quốc không có quyền đóng lô cốt, xây sân bay, cướp tàu, đuổi dân Việt ra khỏi Hoàng Sa, điều đó là sự thật. Xăng có thể cạn, lốp có thể mòn, nhưng số máy số khung không bao giờ thay đổi.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, ai có AK dùng AK, không có AK thì dùng mã tấu. Nếu có gì thì cứ việc phang cái đấy. Cổ nhân ta nói: "Đánh chó phải ngó mặt chủ". Nhưng với tình hình này, Tàu đang có âm mưu lăm le đất nước Việt Nam xinh đẹp, yêu hòa bình, lâu lâu lại có cảnh đánh nhau như phim, những hình ảnh tình tứ, lãng mạn dưới gầm cầu, công viên và những pha hành động gay cấn quay lưng vào vách tường và xuất hiện những dòng nước chảy xuống. Nhưng chúng ta vẫn là người yêu nước. Chúng đa đã có danh hiệu: "Người Việt Nam, người nhỏ, gan to, cục sỉ bự". Đúng vậy, chúng ta tuy nhỏ nhưng chúng ta có võ. Điều đó luôn luôn đúng. Chúng ta đã chiến thắng được TQ, Pháp, Mĩ một cách vẻ vang. Sao chúng ta không làm nên một điều kì diệu mới??? Hãy đánh tan âm mưu xâm lược của lũ Tông Cựa

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân, truyền nhân của những Trùm Chém Gió!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải tiến lên, lấy huyết bọn chúng làm tiết canh, và la liếm như kiểu "Thơm ngon đến giọt cuối cùng" của Chinsu. Hãy tiêu diệt chúng, cắt thằng lính của nó ngâm rượu và đặt tên rượu là "Lượt Diên Tửu" (Liệt Dương Tửu")
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!


♪ Không có việc gì khó ♪
♪ Chỉ sợ tiền không nhiều ♪
♪ Đào núi và lấp biển ♪
♪ Không làm được thì thôi ♪

"Lật tẩy" một cô nàng tiểu thư

Trong khi những cô nàng bản lĩnh luôn muốn sống một cách mạnh mẽ, thì vẫn không hiếm những teengirl cứ thích giả nai và tỏ ra yếu ớt. 
Kiểu 1: Ngơ ngác quá đà
Đồng ý là có một số anh chàng không thích bạn gái mình quá thông minh, nhưng con gái đừng bao giờ cố gắng tỏ ra ngây thơ, chớp chớp mắt tròn xoe rồi hồn nhiên hỏi hết cái này đến cái khác nhé.
Thực tế thì với sự phủ rộng của internet ngày nay, rất khó đào ra một cô gái ngây thơ cái gì cũng không biết kiểu như “Ô vậy à? Hay quá anh nhỉ?” hay “Em chưa từng biết về những chuyện như thế” đâu bạn ạ. Thay vì cảm thấy cô nàng ngây thơ, hãy tự hỏi cô ấy đã dùng thời gian làm gì mà kiến thức xã hội kém đến thế.
Kiểu 2: Tính cách trẻ con
Có một cô người yêu nhí nhảnh vui tươi thì cũng tuyệt. Nhưng chắc chắn sẽ đến lúc bạn không muốn mọi chuyện đi đến ngày cái cô nàng reo lên, nhảy tưng tưng hí hửng hay phụng phịu tròn mắt chu môi giữa chỗ đông người đâu.
Tỉnh táo lại nhé, một cô gái đủ tuổi để yêu thì cũng sẽ đủ chín chắn để biết cách ứng xử cho phù hợp xung quanh. Còn khi cô nàng cứ một mực trẻ con như thế, có thể cô ấy đang đóng tròn vai cáo già đeo nơ” mà thôi!
Kiểu 3: Có nhiều bạn xấu
Một trong những cách để quan sát đâu là một cô gái tốt, hãy để mắt tới bạn bè của họ.
Những người bạn thân thường ảnh hưởng tính cách nhau khá nhiều, nên nếu như cô nàng luôn tỏ ra là con ngoan trò giỏi, luôn đòi bạn chở về nhà lúc 21 giờ trong khi bạn bè “tăng ca” hết đêm ở những quán bar thì nên nghĩ lại nhé. Liệu cô nàng có thể hiền ngoan mà chơi chung giữa một nhóm những người bạn có lối sống không lành mạnh không?




Kiểu 4: Luôn tỏ ra yếu đuối
Kiểu con gái này thường khiến mọi người tội nghiệp, xắn tay lên mà giúp đỡ vì những lí do kiểu như “Em có thể chất không tốt nên không thể làm xyz” hay “Em không thể đi được vì da em ra nắng hay bị bỏng”, rồi "Ở nhà em có bao giờ phải làm thế đâu!
Họ thường thích nũng nịu, tỏ ra yếu ớt, tiểu thư, một phần để chứng tỏ đẳng cấp “con nhà giàu không biết việc”, một phần để dựa dẫm và ỷ vào người khác. Nhưng thường thì những hành động nào đi quá đà đều phản tác dụng thôi.
Kiểu 5: Cách cư xử không đồng nhất
Cô ấy luôn dịu dàng và tốt bụng với bạn? Cô ấy luôn quan tâm và chăm lo cho bạn mọi thứ? Cô ấy luôn lắng nghe và ở bên bạn bất cứ khi nào bạn cần?
Nhưng nếu chú tâm thật sự, bạn nên tìm hiểu cách cô ấy cư xử với cả những người xung quanh. Vì rõ ràng một cô nàng bỏ mặc mẹ ốm để đi chơi với bạn, nạt một người giúp việc vì lỡ làm trái ý và tỏ ra trên cơ cô nhóc phục vụ bàn trong quán ăn thì có thể những điều tốt đẹp từ cô nàng chỉ là một vở kịch mà thôi.
Hãy giữ cho mình đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là một cô nàng "kịch sĩ" thích đóng toàn những vai thiên thần không nhé!

Lý giải các hiện tượng dị thường (ma quỷ, cầu hồn, tiên tri, tìm mộ...)

Nguồn: http://linkhay.com/note3962723/ly-giai-cac-hien-tuong-di-thuong-ma-quy-cau-hon-tien-tri-tim-mo
Nhân bàn về chuyện ngoại cảm, mời các bạn theo dõi bài phỏng vấn của báo VieTimes.com với Nhà nghiên cứu - Đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường; người được mệnh danh là Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!
Bài Phỏng vấn hơi dài nhưng đã đưa ra một góc nhìn rất khoa học về các hiện tượng dị thường (ma quỷ, xuất hồn, thoát xác...) rất đáng để đọc.

Mình gởi link này luôn, để rộng đường cho mọi người hay: http://linkhay.com/ly-giai-cac-hien-tuong-di-thuong-ma-quy-cau-hon-tien-tri-tim-mo/500852
.......................................................................................
Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu?
Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo.

PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam..
ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập.

PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh?
ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm.
Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ.

PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…
ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.
Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.

PV: Vì sao vậy, thưa ông?
ĐKC: Vì thông tin trên báo chí dựa trên lời kể. Cần lưu ý rằng, nhận thức của chúng ta do sở nguyện và kỳ vọng chi phối; còn ký ức, nhất là về các sự kiện lạ thường, thường không chính xác. Khi ta nghĩ một sự kiện là dị thường, ta chỉ nhớ những gì khẳng định tính dị thường, mà quên mọi thông tin về tính không dị thường của nó. Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ. 

PV: Vậy có thể khắc phục nhược điểm đó như thế nào?
ĐKC: Đưa ngoại cảm vào các phòng thí nghiệm. Nửa đầu thế kỷ 20, người ta dùng các phương pháp khá thô sơ (như đoán ý nghĩ một người đang lật các quân bài). Sau đó là các phương pháp tinh xảo hơn như dùng máy phát màu tự động để nghiên cứu tiên tri những năm 1970 (máy tự động phát ánh sáng một trong bốn màu, nhà ngoại cảm phải đoán màu trước khi ấn nút phát) hay thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu thần giao cách cảm những năm 1980 (một nhà ngoại cảm lần lượt xem bốn bức tranh rồi gửi ý nghĩ cho một nhà ngoại cảm khác ở căn phòng bên cạnh; người này có nhiệm vụ tìm ra chúng trong số những bức tranh trong phòng).

PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?
ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).

PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ?
ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận.

PV: Sau đó thì sao ?
ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.

PV: Vậy họ làm gì, thưa ông ?
ĐKC: Để khuyến khích giới ngoại cảm, nhiều tổ chức và cá nhân đã treo các giải thưởng rất có giá trị cho bất cứ nhà ngoại cảm nào thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua năm giác quan. Sự ngăn chặn như thế là cần thiết, vì ngoại cảm là sự cảm nhận phi ngũ quan.
Hiện Quĩ James Randi (ảo thuật gia Mỹ, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, có công phát hiện khả năng “nhìn cong thìa” của nhà ngoại cảm lừng danh Yuri Geller chỉ là trò ảo thuật) treo giải 1 triệu đôla Mỹ.
Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng.

PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ?
ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao.

PV: Quay trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về những nghiên cứu dùng ngoại cảm tìm mộ thời gian vừa qua ?
ĐKC: Tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa.

PV: Ngạc nhiên? Như thế nào và tại sao ?
ĐKC: Khoảng 10 năm trước, khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đạt tỉ lệ thành công 70% khi tìm mộ, tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vốn không tin ngoại cảm. Nhưng tôi bị thuyết phục khi biết có cả tổ chức khoa học hình sự nhà nước tham gia nghiên cứu. Tôi từng viết bài đăng báo cố gắng giải thích “khả năng” của ông Nguyễn Văn Liên. Tuy nhiên khi trực tiếp đọc báo cáo tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng.

PV: Điều gì làm ông thay đổi thái độ như thế ?
ĐKC: Có nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là không ai trong nhóm tác giả có kiến thức cần thiết về ngoại cảm. Tôi khẳng định như vậy vì sau đó tôi đã gặp giám đốc một trung tâm nghiên cứu chuyên về tiềm năng con người, còn viện phó một viện nghiên cứu thì nhờ tôi tìm tài liệu. Chính vì thiếu kiến thức chuyên ngành nên họ không thiết kế được thí nghiệm có kiểm soát và bị nhà ngoại cảm “làm xiếc”.

PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ?
ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại.
Thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp thấy sao ghi vậy, nên không kiểm soát được các kênh cảm giác. Vì thế nhà ngoại cảm có thể nhận được nhiều chỉ dẫn cảm giác từ xung quanh. Chẳng hạn trong cảm xạ học, nhà ngoại cảm có thể tìm được nước ngầm do các chỉ dẫn hay ám hiệu địa hình (đất ẩm ướt, cây cỏ xanh tươi hơn…). Khi xóa hết các ám hiệu, khả năng giảm xuống bằng với tìm kiếm ngẫu nhiên (tức đoán mò). Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy, khi đến nơi chôn cất liệt sĩ (thông tin này có thể thu được từ dồng đội, chính quyền địa phương…), thấy một nơi cây cỏ xanh tươi hơn, bên dưới nhiều khả năng có cốt. 

PV: Đó là về ông Nguyễn Văn Liên và bà Năm Nghĩa. Nhưng nhiều nhà ngoại cảm khác đã được nghiên cứu và được tặng thường, như được tặng gương Huyền Thông của Liên hiện khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. Ông nghĩ sao về việc này ?
ĐKC: Khi thấy bộ môn cận tâm lý của một trung tâm nghiên cứu khẳng định cô đồng Phương - Thanh Hóa có khả năng gọi vong người chết, tôi nghĩ ngay là họ thiếu kiến thức. Tuy nhiên chỉ đến khi đọc bài trả lời phỏng vấn VieTimes của ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, tôi mới biết cụ thể sự thiếu kiến thức đó là như thế nào.
Khi đọc bài Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học, tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng.
Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học. Một người bạn kể với tôi rằng, khi được hỏi tại sao lại tin “ngoại cảm tìm mộ”, người anh trai trả lời là mấy viện nghiên cứu đã khẳng định thì phải tin chứ.

PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?
ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).

PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?
ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.

PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.
ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.
Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.

PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?
ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.

PV: Cuối cùng ông muốn gửi lời nhắn gì tới giới ngoại cảm nước nhà, kể cả giả danh và không giả danh ?
ĐKC: Tôi muốn nhắn rằng, nếu có khả năng thực sự, xin đừng kiếm những khoản tiền còm từ người dân nghèo và thiếu hiểu biết trong nước nữa. Hãy tìm kiếm vinh quang và tiền bạc từ chính phủ Mỹ, Quĩ James Randi, cũng như từ nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn thế giới.

PV: Thật là một đề nghị trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ! Tôi nghĩ là không một nhà ngoại cảm có khả năng thực sự nào cầm lòng được. Xin cảm ơn ông.